Menu

Protein là gì ? Tầm quan trọng của Protein đối với cơ thể như thế nào ?

Protein hay còn gọi là chất đạm, là những phân tử sinh học hay đại phân tử. Chứa một hoặc nhiều mạch các acid amin, liên kết với nhau bởi liên kết peptid. Các Protein khác nhau chủ yếu do về trình tự acid amin khác nhau. Trình tự này do nucleotide của gen quyết định. Trong tự nhiên có khoảng 20 acid amin trong đó có 9 acid amin thiết yếu cho cơ thể. Mà cơ thể không thể tự tạo ra mà phải cung cấp từ bên ngoài.

Protein tham gia vào thành phần cơ bắp, máu, bạch huyết, hormone, men, kháng thể, các tuyến bài tiết và nội tiết.

Cơ thể phải cần một lượng protein bổ sung thông qua chế độ ăn hàng ngày. Chúng là nền tảng dinh dưỡng giúp tăng cơ bắp hiệu quả, Protein chiếm trên 50% khối lượng khô của tế bào và là vật liệu cấu trúc của tế bào, giúp hình thành, duy trì và thay thế các tế bào trong cơ thể. Nếu thiếu thì cơ thể sẽ suy dinh dưỡng, chậm lớn, suy giảm hệ miễn dịch.

Vai trò của Protein trong cấu tạo, duy trì, phát triển cơ thể

  • Protein cấu trúc nên khung tế bà, tạo các khung đỡ giúp duy trì hình dáng tế bào.
  • Là thành phần thiết yếu của cơ thể sinh vật, tham gia vào quá trình bên trong tế bào, là thành phần quan trọng của nhân tế bào, chất gian bào, duy trì phát triển mô.
  • Là enzyme xúc tác cho các phản ứng sinh học, quá trình trao đổi chất.
  • Quá trình phát triển của cơ thể, hình thành cơ, đổi mới phát triển của tế bào, phân chia tế bào.

Vai trò bảo vệ cơ thể

  1. Các tế bào bạch cầu có thành phần cấu tạo chính là protein, có nhiệm vụ chống lại các tác nhân có hại xâm nhập vào cơ thể. Hệ thống miễn dịch sản xuất các protein gọi là các interferon giúp chống lại virus, các kháng thể giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
  2. Nếu quá trình tổng hợp protein của cơ thể bị suy giảm thì khả năng bảo vệ cơ thể càng yếu.

Protein cung cấp năng lượng cho cơ thể, chiếm 10 – 15% trong khẩu phần ăn. Protein là yếu tố chiếm nhiều sau nước, chiếm 50% trọng lượng thô của ở người trưởng thành.

Cơ thể người trưởng thành mỗi ngày cần ít nhất 0,8g protein trên 1kg cân nặng. Những người thường xuyên tập luyện thể thao thì cần từ 1,2 – 1,8 g protein trên 1kg cân nặng. Nếu một người có cân nặng là 60kg thì cần khoảng 48 – 108g protein/ngày.

Protein có 2 loại là protein hoàn chỉnh và không hoàn chỉnh. Protein hoàn chỉnh có trong các thực vật có nguồn gốc từ động vật. Protein không hoàn chỉnh có trong thức ăn có nguồn gốc thực vật. Nếu kết hợp các nguồn protein để cơ thể phát triển cân đối, khỏe mạnh.

  • Thịt : Chứa nhiều protein, còn chứa vitamin B cần thiết cho quá trình chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Một số loại như thịt bò, cừu còn cung cấp các nguyên tố vi lượng như sắt kẽm.
  • Trứng : Một quả trứng chứa 6 gam protein, chứa nhiều vi chất dinh dưỡng để cấu tạo lên tế bào.
  • Hải sản : Tôm, mực, cá…là nguồn protein tốt cho sức khỏe chứa nhiều omega 3 tốt cho tim mạch.
  • Đậu nành : Là protein thực vật cung cấp nhiều acid amin thiết yếu. Các chất chống oxi hóa, chất xơ, vitamin, khoáng chất trong đậu nành giúp phòng chống ung thư giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
  • Ngũ cốc : 26g ngũ cốc chứa 6 g protein. Các Protein được cung cấp từ mầm lúa mạch và ngũ cốc nguyên cám rất phong phú và chất lượng rất cao.

Nếu thiếu protein

  • yếu cơ, giảm cân, thậm chí mất cơ.
  • Suy giảm miễn dịch.
  • Kinh nguyệt bất thường ở phụ nữ.
  • Cơ thể bị phù nề.
  • Khó ngủ, tâm trạng thất thường

Thừa protein

Sẽ gây ra hậu quả xấu cho cơ thể : đau khớp, tăng nguy cơ mắc bệnh gout, dễ mắc các bệnh về viêm nhiễm. Làm thiếu hụt canxi và vitamin D. Có thể mắc các bệnh đa xơ cứng khi cao tuổi….Dấu hiệu cảnh báo tình trạng thừa protein bao gồm :

  • Tình trạng khát nước : Khi ăn nhiều đạm thận phải làm việc nhiều hơn để thải bớt.lượng nước tiểu nhiều hơn và thường xuyên cảm thấy khát.
  • Rối loạn tiêu hóa : Chế độ ăn giàu đạm thường ít hoặc không có chất xơ. Gây rối loạn tiêu hóa như táo bón, cảm giác trướng bụng, co thắt ruột…
  • Trầm cảm và lo lắng.
  • Tăng cân và dẫn đến béo phì.
  • Hơi thở có mùi

Xem thêm : Gelatin là gì ?

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *