Ý Nghĩa Và Đặc Điểm Của Hoa Lộc Vừng Ẩn Chứa Điều Gì ?
Hoa Lộc Vừng
- Tên khoa học : Barringtonia acutangula gaertn – Barringtonia Ocutangulag.
- Tên gọi khác : Cây mưng ( thuộc bộ tứ phong thủy quý )
- Thuộc họ : Thuộc họ Lecythidaceae
Đây là loại cây bản địa thường xuất hiện ở vùng đất ven biển phía Bắc của Châu Úc, Nam Châu Á, các nước Đông Nam Á như : Việt Nam, Lào, thái Lan…
Ở nước ta cây hoa lộc vừng mọc trải dài từ Bắc đến Nam kể cả ngoài đảo. Cây thường được làm cây cảnh trang trí cho không gian.
Ý nghĩa của hoa lộc vừng
- Theo phong thủy cây đem lại may mắn, đại diện cho sự sung túc. Khi cây ra hoa sẽ đem lại nhiều thịnh vượng, an khang, tài lộc đến cho gia chủ.
- Cây hoa tượng trưng cho sự may mắn và vui vẻ, hoa màu đỏ tượng trưng cho sự tươi sáng, sự hưng thịnh. Rất thích hợp làm quà tặng vào dịp tết, lên chức, sinh nhật.
Đặc điềm của hoa lộc vừng
- Là loại cây thân gỗ có kích thước tùy thuộc vào môi trường và cách chăm sóc. Đường kính thân có thể lên đến 35 – 40cm nếu trong chậu cảnh.
- Lá khá to, mặt trên màu xanh, bóng, mặt dưới màu xanh trắng, các đường gân lá rất rõ ràng.
- Thân cây hơi xù xì, những cành khẳng khiu, mọc ra những tán lá xum xuê.
- Hoa mọc theo chùm thẳng dài thành một chuỗi như pháo giấy ngày tết. Hoa thường có màu đỏ và màu trắng, với những sợi tua tủa rũ xuống rất đẹp mắt. Mỗi cụm hoa dài khoảng từ 6 – 10cm, hoa thường nở vào ban đêm và thường nở vào đầu tháng 3.
Xem thêm : Ý nghĩa của hoa tam giác mạch
Đặc điểm hình thái
Cây ưa ánh sáng tự nhiên, cây có thể ra sai hoa mà không cần đến các loại thuốc kích thích.
Tác dụng
- Cây có thể làm bóng mát, có tác dụng điều hòa không khí rất tốt, cây có thể chắn gió bão, làm sạch không khí mùa hè.
- Ở một số nước Đông Nam Á lá và đọt của cây có thể ăn và dùng để nấu canh chua. Đọt non của lộc vừng có thể nấu canh ăn kèm với một số món cuốn. Còn ở một số vùng khác có thể làm bả để làm chất độc đánh cá ở các hồ nhỏ.
- Cây cũng có thể làm thuốc chữa bệnh trong Đông y như rễ cây, hạt cây, vỏ cây… Có thể dùng để chế các loại thảo dược để chữa sởi, trị bệnh.
- Quả có tác dụng trị hen suyễn, ho, quả xanh để ép nước bôi vào vết thâm, ngâm rượu chữa nhức răng. Hạt giã nhuyễn trộn với dầu và bột để trị tiêu chảy, các bệnh về mắt, đau bụng. Vỏ chứa nhiều tanin như các loại trà để trị đau bụng, tiêu chảy từng cơn.
- Trong tây y rễ và quả của nó có thể cho ra các sản phẩm để chống viêm, kháng sinh.