Những Công Dụng Của Quả Mít Là Gì ? Mang Lại Lợi Ích Gì ?
Ở Việt Nam có rất nhiều loại mít khác nhau, cây thường cho quả vào mùa xuân. Có nhiều gai ở ngoài và nhiều hột ở bên trong, có mùi hương rất đặc trưng và hấp dẫn. Nhưng mít sẽ mang lại cho bạn lợi ích như thế nào hãy cùng theo dõi trong bài viết sau đây.
- Cây mít thuộc họ Dâu tằm, thân gỗ.
- Có chiều cao trung bình từ 8 – 15 mét.
- Tên khoa học là Artocarpus heterophyllus.
Trong y học cổ truyền, một số bộ phận trên cây mít như lá, quả, nhựa mít, hạt mít được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Trong đó, quả mít chín có vị ngọt, tính ấm giúp tiêu khát, trợ phế, trừ âm nhiệt. Ngoài ra, quả mít còn có giá trị thương mại cao nhờ chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.
Các thành phần dưỡng chất trong quả mít bao gồm:
- Protein
- Glucid
- Caroten
- Canxi
- Sắt
- Phốt pho
- Kali
- Mangan
- Lipid
- Fructose
- Sucrose
- Isoflavones
- Saponins
- Lignans
- Các vitamin A, B2, C…
Xem thêm : Những tác dụng của nước dừa là gì ?
Những tác dụng của mít đối với sức khỏe của con người
Ít người biết rằng mít là nguồn cung vitamin C, A dồi dào, giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sinh lực nam giới và chống ung thư.
1 : Cung cấp năng lượng:
Mít chứa nhiều carbohydrates (chiếm 92% nguồn dinh dưỡng), đường fructose và sucrose nên có thể cung cấp năng lượng tức thời cho bạn hoạt động mỗi ngày. Một chén mít chứa khoảng 40 gm carbohydrates.
2 : Phòng ngừa các bệnh về tuyến giáp:
Trong thành phần của mít chứa nhiều đồng, khoáng chất giúp cơ thể bạn hấp thu, điều hòa và tổng hợp các hormon tuyến giáp, từ đó phòng ngừa bệnh về tuyến giáp một cách hiệu quả.
3 : Tăng cường sức đề kháng:
vitamin C có trong mít giúp tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, mít còn có các loại đường đơn giản, có thể cải thiện hệ miễn dịch rất tốt.
4 : Giảm huyết áp:
Theo các chuyên gia dinh dưỡng Mỹ, một chén mít có thẻ cung cấp cho bạn khoảng 14% nhu cầu kali hằng ngày. Hàm lượng kali cao trong mít giúp điều hòa huyết áp, phòng ngừa các bệnh về tim mạch rất hữu hiệu.
5 : Tốt cho hệ tiêu hóa:
Chất xơ và nước có trong mít có tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa và điều trị táo bón. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều mít có thể cảm thấy khó tiêu.
6 : Cải thiện chức năng thị giác:
Những hợp chất chống oxy hóa có trong mít như flavonoid và phenols giúp loại bỏ các gốc oxy tự do – nguyên nhân gây ra sự thoái hóa các tế bào võng mạc, đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng. Mít có thể cung cấp khoảng 10% nhu cầu vitamin A hằng ngày cho cơ thể.
7 : Chống ung thư:
Mít chứa nhiều chất chống oxy hóa có khả năng bảo vệ các DNA của tế bào tránh bị thiệt hại trực tiếp, hoặc các đột biến gây ra do các gốc oxy tự do. Hơn nữa, mít còn giúp cho đại tràng loại bỏ tất cả các độc tố trong hệ tiêu hóa – yếu tố liên kết với việc tăng nguy cơ ung thư ruột kết.
8 : Chữa bệnh thiếu máu:
Mít rất giàu vitamin A, C, E, K cũng như axit folic, niacin và vitamin B6, ngoài ra cũng chứa mangan, magiê, đồng và sắt rất cần thiết cho sự tổng hợp của các tế bào hồng cầu (RBC) và hemoglobin, từ đó giúp chữa trị và ngăn ngừa bệnh thiếu máu.
Những lưu ý khi ăn mít
Các tác dụng phụ của mít :
- Làm tăng quá trình đông máu và ảnh hưởng đến tác dụng của các loại thuốc chống đông máu
- Ức chế ham muốn tình dục ở nam giới
- Làm tăng cân, béo phì
- Ngoài ra, ăn quá nhiều mít chín cũng gây nóng gan, khó chịu trong bụng.
Mỗi lần nên ăn bao nhiêu mít ?
Mỗi lần, bạn chỉ nên ăn tối đa 100g mít. Dùng quá lượng trên sẽ làm tăng gánh nặng cho da dày và ảnh hưởng không tốt đến việc tiêu hóa thức ăn.
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo, bạn không nên ăn mít hàng ngày. Mỗi tuần chỉ nên dùng khoảng 2 lần là đủ.
Bạn nên ăn mít vào thời gian nào ?
Chúng ta nên ăn mít sau khi dùng bữa được 1 – 2 tiếng là tốt nhất. Nếu ăn khi đói bụng, hàm lượng vitamin C trong mít sẽ sẽ gây cảm giác cồn cào và làm tăng nồng độ axit trong dạ dày. Ngược lại, nếu dùng mít ngay sau khi vừa mới ăn xong sẽ khiến dạ dày bị quá tải, gây đầy bụng, khó tiêu.
Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn mít vào buổi tối vì vitamin C sẽ khiến thần kinh bị hưng phấn, khó ngủ. Thời điểm này, dạ dày của bạn cũng cần được nghỉ ngơi để táo tạo, phục hồi.
Các vấn đề khác cần lưu ý khi ăn mít:
- Làm sạch nhựa mít trước khi ăn. Nhựa mít rất khó tiêu hóa, nó có thể làm tăng gánh nặng cho dạ dày và làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng.
- Mít non, mít xanh cần được nấu chín trước khi ăn
- Người đang bị nóng trong, mụn nhọt không nên ăn quá nhiều mít chín. Khi ăn nên kết hợp uống nhiều nước và ăn nhiều rau xanh để cân bằng nhiệt trong cơ thể.
- Lựa chọn mít sạch, chín tự nhiên để ăn nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Một số đặc điểm giúp bạn mua được mít ngon và chất lượng như: Gai bên ngoài căng, thưa và không nhọn; Mít có hương thơm đặc trưng, khi chín đã tỏa hương ngào ngạt mặc dù chưa bổ. Ngoài ra, mít chín tự nhiên khi bổ ra sẽ rất ít nhựa, múi vàng óng, vị ngọt đậm.
Những đối tượng nào không nên ăn mít ?
- Bị gan nhiễm mỡ
- Suy thận mãn tính
- Sức khỏe yếu, suy nhược cơ thể
- Mắc các bệnh mãn tính
- Bệnh nhân bị tiểu đường không nên ăn nhiều mít chín, nếu ăn chỉ nên dùng với lượng ít.
Mong rằng những thông tin trên có thể giúp ích cho bạn một phần nào đó. Cảm ơn vì đã theo dõi.