Củ Khoai Mì ( Sắn ) Có Lợi Ích Gì Cho Sức Khỏe Chúng Ta ?
Củ khoai mì hay còn gọi là củ sắn là một loại củ khá quen thuộc với chúng ta. Nhưng lại có ít ai biết đến những lợi ích cũng như tác hại mà củ sắn mang lại như thế nào. Sau đây hãy cùng nhau theo dõi bài viết sau để hiểu rõ hơn về của khoai mì này nhé.
Thành phần dinh dưỡng trong củ khoai mì
Khoai mì là một loại củ rất giàu carbohydrate. Cứ 100g khoai mì luộc có chứa 112 calo. 98% lượng calo này đến từ carbohydrate và phần còn lại là từ một lượng nhỏ protein và chất béo. Khoai mì cũng cung cấp cho cơ thể chúng ta một lượng chất xơ, khoáng chất và một số loại vitamin khác.
Dinh dưỡng được tìm thấy trong 100g khoai mì luộc :
- Calo : 112
- Carbohydrate : 27g
- Chất xơ : 1g
- Vitamin B1 : 20% RDI
- Phốt pho : 5% RDI
- Canxi : 2% RDI
- Vitamin B2 : 2% RDI
-RDI là khẩu phần khuyến cáo hằng ngày.
Trong khoai mì luộc cũng chứa một lượng nhỏ sắt, vitamin C và vitamin B3. Nhìn chung, hàm lượng dinh dưỡng trong củ khoai mì không đáng kể. Loại củ này có chứa một số vitamin và khoáng chất nhưng hàm lượng rất thấp.
Những tác dụng của củ khoai mì là gì ?
-Bổ sung năng lượng
Khoai mì giàu carbohydrate giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể con người. Từ đó cải thiện chức năng não bộ, đẩy lùi trạng thái ù lì, lờ đờ.
-Giảm huyết áp
Khoai mì còn có lợi cho sức khỏe hệ thần kinh, tăng cường cơ bắp chắc khỏe nhờ loại protein giúp nuôi dưỡng các mô. Bên cạnh đó, ăn khoai mì còn giúp giảm huyết áp nhờ lượng chất xơ dồi dào.
-Tẩy giun sán
Ăn khoai mì có thể hạn chế sự quấy phá của những con giun sán đáng ghét trong ruột và dạ dày.
-Tăng cảm giác ngon miệng
Lượng chất xơ và carbohydrate trong khoai mì giúp bạn lấy lại sự thèm ăn nhanh chóng. Nếu cảm thấy mệt mỏi, chán nản, chán ăn thì hãy thêm một ít khoai mì trong chế độ ăn nhé.
-Cải thiện hệ tiêu hóa
Khoai mì có chứa lượng chất xơ không hòa tan. Giúp tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa thông qua cơ chế hấp thụ chất động tích tụ trong ruột đồng thời giảm tình trạng viêm trong đường tiêu hóa (nếu có).
-Giảm đau đầu
Theo một nghiên cứu đã được công bố. Khoai mì có chứa vitamin B2 và riboflavin giúp giảm đau đầu, chứng đau nửa đầu.
-Chữa tiêu chảy
Khoai mì có chứa các chất chống oxy hóa giúp loại bỏ các vi khuẩn gây hại đến dạ dày. Làm giảm hẳn các triệu chứng bệnh tiêu chảy.
-Cải thiện thị lực
Một trong các lợi ích khác mà khoai mì mang lại cho con người chính là bảo vệ sức khỏe đôi mắt. Khoai mì cung cấp vitamin A và lượng khoáng chất cần thiết giúp tăng thị lực. Đồng thời ngăn chặn tình trạng thị lực kém ở tuổi già.
-Hỗ trợ giảm cân
Khoai mì giàu chất xơ nhưng lại ít calo nên rất có lợi cho những người muốn giảm cân. Hàm lượng chất xơ khiến bạn no lâu, giảm cảm giác thèm ăn, kiểm soát cân nặng hiệu quả.
Xem thêm : Lượng calo trong chuối là bao nhiêu ?
Công dụng làm thuốc của củ khoai mì
Theo kinh nghiệm dân gian, có thể điều trị tiêu chảy mạn tính bằng cách sao chín 12 g bột khoai mì rồi uống với nước cơm hay cháo vào buổi sáng.
Ngoài ra, khoai mì còn được dùng điều trị nhức đầu và kinh nguyệt không đều (4).
Người dân một số địa phương còn dùng ngọn non cây khoai mì (Không dùng lá khoai mì cao sản) muối chua, dùng cho kho cá. Theo kinh nghiệm dân gian ngọn non khoai mì có công dụng kích thích tiêu hóa.
>>Lưu ý
- Nhiều người có thói quen ăn sống khoai mì vì nó khá ngọt và ngon, tuy nhiên, đây là trường hợp dễ bị ngộ độc nhất. Vì vậy, chỉ nên dùng củ khoai mì đã nấu chín kỹ. Bên cạnh đó, ăn củ khoai mì nướng cũng dễ bị ngộ độc .
- Trẻ em, người lớn tuổi, những người cơ thể đang yếu hoặc vừa khỏi bệnh cần tránh dùng khoai mì. Mặt khác, nên tránh dùng nhiều khoai mì vào buổi sáng hoặc lúc đói .
- Không cho gia súc ăn các bộ phận của cây khoai mì, kể cả đó là nước luộc củ khoai mì (đã có trường hợp gia súc mang thai (lợn nái) ăn lá khoai mì và bị sẩy thai).
- Bên cạnh việc cẩn trọng trong khâu chế biến, người trồng khoai mì cũng cần chú ý không bón nhiều phân đạm (để tránh làm tăng lượng độc tố) và không trồng khoai mì gần cây xoan (vì sẽ khiến củ khoai mì hay bị đắng hơn và chứa nhiều chất độc hơn).